Thông báo là gì? Các thông tin cần biết [Cập nhật 2023]

Thông báo là gì

Văn bản thông báo dùng để truyền đạt thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức… cho những người dưới quyền, thành viên, đoàn thể hoặc những người quan tâm tới nội dung thông báo để thực hiện hay tham gia. Đồng thời văn bản thông báo phải tuân thủ các thể thức hành chính, có ghi tên cơ quan, số công văn, quốc hiệu và tiêu ngữ, tên văn bản, ngày tháng, người nhận, người thông báo, chức vụ người thông báo thì mới có hiệu lực. Để hiểu rõ hơn về thông báo mời quý khách theo dõi bài viết thông báo là gì? Hướng dẫn viết văn bản thông báo.

mau thong bao chung moi va chuan nhat

Hướng dẫn viết văn bản thông báo

1. Thông báo là gì?

Thông báo là một biểu mẫu được sử dụng thường xuyên trong các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị khi cần thông báo về một vấn đề, một nội dung nào đó tới một cá nhân trong đơn vị hay toàn bộ các thành viên trong đơn vị đó. Mẫu thông báo phải được soạn thảo theo đúng quy tắc của một văn bản hành chính, cách trình bày rõ ràng, bố cục hợp lý thể hiện tác phong làm việc chuyên nghiệp của đơn vị đó.

Văn bản thông báo mẫu chung là một văn bản thông báo về một việc cụ thể, gửi đến cá nhân hay một tổ chức nào đó. Nội dung của một mẫu thông báo sẽ căn cứ vào nơi được thông báo hoặc gửi tới hoặc các căn cứ trực tiếp để thông báo (nếu cần). Qua đó, chúng tôi muốn gửi đến các bạn mẫu soạn thảo văn bản thông báo chung mới nhất cũng như hướng dẫn cách viết văn bản thông báo chuẩn nhất có thể áp dụng trong nhiều trường hợp.

2. Văn bản thông báo là gì?

Có câu hỏi rằng: văn bản thông báo là gì? Để trả lời câu này chúng tôi xin cung cấp một số thông tin như sau:

Văn bản thông báo là thông báo được thể hiện dưới dạng văn bản. Thông báo có thể được thể hiện dưới lời nói, văn bản. Văn bản thông báo là một dạng thể hiện của thông báo. Văn bản thông báo cần được thể hiện chi tiết, dễ hiểu, khoa học để người tiếp nhận thông tin thông báo được chính xác.

3. Mẫu thông báo chung mới và chuẩn nhất:

Dưới đây là tài liệu mẫu văn bản thông báo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….., ngày …. tháng …. năm 20…

THÔNG BÁO

Về ….. (1)

Kính gửi:….(2)

Căn cứ ………. (3)…….

Căn cứ ….. (4)……..

Đề nghị ……..

Trân trọng kính chào./.

GIÁM ĐỐC

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Chú giải:

(1) Trích yếu: tóm tắt nội dung đề cập của thông báo.

(2) Nơi được thông báo hoặc gửi tới.

(3) Các căn cứ trực tiếp để thông báo (nếu cần).

(4) Nội dung của thông báo.

4. Các lưu ý khi soạn và sử dụng các loại thông báo:

  • Xây dựng bố cục thông báo:

Về hình thức thì khi soạn thảo văn bản thông báo với biểu mẫu thông báo như sau: mở đầu cần phải ghi đầy đủ quốc hiệu và tiêu ngữ theo đúng mẫu một văn bản hành chính thông thường. Tiếp theo là ngày tháng năm lập thông báo để người tiếp nhận dễ dàng nắm bắt được thời gian ban hành thông báo này. Trong nội dung tên mẫu đơn thông báo thì người soạn thảo phải ghi rõ thông báo về vấn đề gì ví dụ thông báo về lịch nghỉ tết dương lịch hay thông báo về kế hoạch tập huấn cán bộ, thông báo các hoạt động sắp diễn ra trong doanh nghiệp.

Với cách làm văn bản thông báo thìbản thông báo cần có các yếu tố:

– Quốc hiệu và tiêu ngữ.

– Địa danh và ngày tháng năm ra thông báo.

– Tên cơ quan thông báo.

– Tên văn bản (thông báo) và trích yếu nội dung.

– Nội dung thông báo

– Ký đóng dấu cơ quan.

– Nơi nhận.

  • Cách viết văn bản thông báo:

Trong phần nội dung thì với thể thức văn bản thông báo phải ghi rõ người nhận và tuân thủ thông báo này là ai là một cá nhân nào đó hay toàn thể cơ quan. Sau đó nêu ra các căn cứ để đưa ra thông báo này như căn cứ vào lịch nghỉ tết của nhà nước hay căn cứ vào quyết định của Ban giám đốc công ty, căn cứ vào nhu cầu khả năng của doanh nghiệp, hay căn cứ vào văn bản pháp luật nào đó cần ra thông báo để mọi người tiếp thu và thực hiện tránh làm trái quy định của pháp luật… Tiếp theo cần trình bày rõ nội dung của bản thông báo này như thông báo về lịch nghỉ tết sẽ kéo dài từ ngày bao nhiêu đến ngày bao nhiêu để các toàn thể công nhân viên nắm được và thực hiện đồng loạt, nhất quán.

– Có thể chia các thông báo có nhiều nội dung thành các mục, các điều cho dễ nhớ.

Trong thông báo cần đề cập ngay vào nội dung cần thông tin mà không cần nêu lý do, căn cứ, hoặc nêu tình hình chung như các văn bản. Loại thông báo nhằm giới thiệu các đạo luật hay chủ trương, chính sách thì phải nêu rõ tên, số và ngày tháng ban hành văn bản đó trước khi nêu những nội dung khái quát.

– Thông báo cho các thí sinh trúng tuyển biết để tập trung dự khóa học đúng thời gian, địa điểm. Ngoài ra phần kết thúc không yêu cầu lời lẽ xã giao kiểu công văn hoặc xác định trách nhiệm thi hành như văn bản pháp quy.

– Phần đại diện ký thông báo: không bắt buộc phải là thủ trưởng cơ quan, mà các trưởng phó phòng ban có trách nhiệm về các lĩnh vực trên như: phòng giáo vụ, đào tạo ở các trường, văn phòng hay phòng tổ chức, phòng hành chính… ở các cơ quan được quyền ký và trực tiếp thông báo dưới danh nghĩa thừa lệnh thủ trưởng cơ quan.

5. Những câu hỏi thường gặp.

5.1. Thông báo là gì?

Thông báo là một văn bản hành chính dùng để truyền đạt những tin tức, nội dung của quyết định cho cá nhân, bộ phận hoặc cơ quan,… Thông báo sẽ có 3 phần gồm: mở đầu (quốc hiệu, tiêu ngữ, số ký hiệu, tên của văn bản thông báo), phần nội dung cần thông báo và phần kết thúc.

5.2. Các loại thông báo?

Có thể kể đến một số loại thông báo điển hình như sau:

– Thông báo truyền đạt chủ trương, chính sách, quyết định, chỉ thị của cấp trên cần

Đối với loại thông báo này cần phải đạt được nội dung như: tóm tắt lại nội dung cơ bản của chủ trương, chính sách, chỉ thị…; yêu cầu quán triệt, triên khai thực hiện và nhắc lại tên văn bản cần truyền đạt hoặc mục đích, chủ trương cần truyền đạt;

– Thông báo về kết quả các hội nghị, cuộc họp

Đối với loại thông báo này cần nêu được các thông tin về thời gian, địa điểm; tóm tắt được nội dung của hội nghị, cuộc họp; tóm tắt các quyết định, nghị quyết của cuộc họp nếu có; nhắc lại và nhấn mạnh thông tin đã thông báo

– Thông báo về sự thay đổi trong hoạt động của bộ máy quản lý, lãnh đạo; thay đổi cơ quan chủ quản; thay đổi phạm vi hoạt động; địa giới hành chính…

– Thông báo về nhiệm vụ được giao

Đối với loại thông báo này cần ghi ngắn gọn những nội dung cần triển, thực hiện. Còn nếu thông báo về thông tin hoạt động thì nêu rõ nội dung hoạt động quản lý, lý do tiến hành và thời gian tiến hành hoạt động đó.

5.3. So sánh công văn và thông báo?

Trường hợp sử dụng thông báo cũng rất gần gũi với dùng công văn để thông báo. Tuy nhiên hai loại văn bản này có những điểm khác biệt. Sự phân biệt thể hiện ở mức độ phổ cập của vấn đề cần thông báo và nội dung thông báo. Đối tương của thông báo thường rất rộng.

Và hình thức trình bày cũng khác nhau: Thông báo có tên gọi rõ ràng còn công văn thì không có phần tên gọi; thông báo không có phần kính gửi còn công văn thù ngược lại; thông báo không ghi cơ quan hay cá nhân ở đầu văn bản như đối với công văn trao đổi

– Thông báo được dùng khi mối quan tâm chủ yếu hướng vào thông tin cần truyền đạt; không hoặc rất ít quan tâm đến việc thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa người thông báo và người nhận thông báo. Trong khi đó thì công văn lại luôn chú ý trong mối quan hệ này

– Phạm vi phổ biến của thông báo rộng và có thể không chỉ nhằm vào những đối tượng xác định như công văn. Công văn lại nhằm vào những đối tượng xác định chính vì vậy trong cách thức trình bày của công văn luôn có phần kính gửi.

Nếu sử dụng thông báo thì chỉ cần quan tâm đến việc cung cấp cho người đọc thông tin nhất định mà chủ thể ban hành hướng đến, thông tin này là hoàn toàn cho ý chí lựa chọn của cả hai bên.

Còn nếu sử dụng công văn thì ngoài nội dung trên, người soạn thảo công văn còn thể hiện mong muốn nhận được sự hợp tác của người nhận công văn

Trong nhiều trường hợp nhất định, thông báo không nhất thiết phải có đối tượng cụ thể mà có thể được gửi tới tất cả các đối tượng cần thiết và có thể được niêm yết tại nơi công cộng, đăng trên cả các phương tiện truyền thông và thông tin đại chúng và ai cũng có thể biết

Nếu đối với công văn thì chỉ gửi đến những nơi mà các cơ quan ban hành công văn cho rằng có nhu cầu sử dụng hoặc hợp tác giữa các bên với nhau.

6. Dịch vụ tại Luật ACC

Luật ACC xin gửi lời chào tới quý khách!

Tại ACC, quý khách có thể nhận được dịch vụ tư vấn và làm thủ tục trọn gói vô cùng nhanh chóng. Chúng tôi luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu: Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn về quy trình, thủ tục thực hiện; hồ sơ cần chuẩn bị; hướng dẫn quý khách ký và hoàn thiện theo quy định; Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan 24/7.

Trên đây là một số chia sẻ về văn bản thông báo của công ty. Trong những năm vừa qua, Luật ACC luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng tối đa những yêu cầu của quý khách. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất theo:

Email: info@accgroup.vn

Hotline: 1900 3330

✅ Kiến thức:⭕ Thông báo là gì✅ Dịch vụ:⭐ Trọn Gói – Tận Tâm✅ Zalo:⭕ 0846967979✅ Hỗ trợ:⭐ Toàn quốc✅ Hotline:⭕ 1900.3330✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin