Kiến thức cơ bản về bút lông cần biết khi học thư pháp

Bút lông là gì

Bút lông là một trong những văn phòng tứ bảo (bút lông, nghiên, mực tàu, giấy). Bút lông được xem là bảo vật mà người học cần hiểu và chăm sóc kỹ càng. Khi đã hiểu về bút thì người viết mới vận dụng hết ưu điểm của bút, từ đó biểu đạt chân thực ý tứ của người dụng bút.

Ở bài viết dưới đây, Thư Pháp Dụng Phẩm xin tổng hợp những kiến thức cơ bản về bút lông. Đây là những kiến thức chúng tôi tự đúc rút, trích cứu từ nhiều nguồn tài liệu. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thư hữu để bài viết được hoàn thiện hơn.

Lông chuột hoàng thử lang dùng để chế tạo bút lông lang hào

Bút cán trúc lông pha dùng viết chữ cỡ nhỏ

1. Nguồn gốc lịch sử:

Có thuyết cho rằng Mông Điền, một danh tướng của Tần Thỉ Hoàng, nhân lúc đi hành quân tại Sở (223TCN) qua núi Trung Sơn bắt dược giống thỏ núi lông dài lệnh cho thợ lột lấy lông tạo ra bút, khi dùng thấy tính năng rất tốt. Tư Mã Thiên trong “Sử ký” cũng có ghi “Mông tướng quân nhân phạt đất Trung Sơn mà có bút, Thỉ Hoàng phong cho đất Doanh thành”. Người đời cũng nhân đó lấy tên Doanh thành làm biệt danh cho bút lông. Thật ra thì bút lông có sớm hơn thời gian mà thuyết trên nêu, từ văn kỳ thân thạch khí thời đại (khoảng 200TCN) đã có những món đồ sành được vẽ màu với những đường nét tinh tế, mà nếu không sử dụng bút lông thì không thể thực hiện được. Quá trình hình thành bút lông được sử dụng đến hôm nay có thể tóm lược rằng khởi phát từ văn kỳ tân thạch khí thời đại, hình thành từ thời Thương Chu, phút triển thời Tấn Hán, hưng thịnh thời Đường Tống và cực thịnh ở thời đại Minh, Thanh.

2. Nguyên liệu chế tạo bút lông:

Bút lông dương hào

Lông chuột lông vàng (Hoàng thử lang 黄鼠狼) dùng để làm bút lang hào

Nguyên liệu chế bút lông thời cổ đại chủ yếu dùng lông cầm thú như lông gà, lông ngỗng, lông chim trĩ, lông dê, lông hươu nai, lông heo, lông cọp, lông báo… thậm chí dùng cả râu người để chế tạo. Đến giai đoạn dùng lông thỏ là cả một quá trình dài hàng trăm năm. Người ta lại phát hiện thêm là khi sử dụng lông thỏ thì phải lấy lông và mùa thu hoặc mùa đông, vào thời thời điểm này lông thỏ mới có được tính cương kiện và độ bền, lông lấy vào mùa xuân hay mùa hạ thì phẩm chất rất kém.

Đến nay, các loại lông dùng để làm bút lông ngày càng đa dạng, có thể sử dụng đơn lẻ một loại lông hoặc kết hợp nhiều loại lông thú với nhau để chế tạo bút. Hiện nay, ngoài lông thú tự nhiên người ta còn sử dụng thêm lông nhân tạo. Loại lông thú sử dụng để chế tạo bút lông phổ biến nhất hiện nay là lông dê và lang hào (một loài chuột lông vàng có tên là hoàng thử lang). Loại lang hào tốt nhất là bắc lang hào. Tức là lông của loài chuột lông vàng ở phía đông bắc Trung Quốc

3. Phân loại bút lông

Bút lông có thể chia thành 3 loại cơ bản là: Nhuyễn hào bút 軟豪筆, ngạch hòa bút 硬豪筆 và kiêm hào bút 兼豪筆.

Bút lông kiêm hào âu dương tuân cửu thành cung

Bút lông lông dê (dương hào) có tính mềm

– Nhuyễn hào bút có tính năng nhu nhuyễn, mềm mại, được chế từ lông dê, lông gà, tóc con so (loại tóc cắt ra từ trẻ con mới sinh)… Do đặc tính mềm mại nên lông bút ngậm được nhiều mực, vì thế nét chữ uyển chuyển, tròn đầy, khi vận bút rất linh hoạt, dễ phô diễn.

Kết cấu của một chiếc bút lông

Bút lang hào làm bằng lông chuột vàng (hoàng thử lang 黄鼠狼)

– Ngạch hào bút có tính năng cương kiện, đầu ngọn bút chắc khỏe, có tính đàn hồi, hạ bút khó tạo đường cong, nhấc bút thường để lại dấu, thường hiện rõ những mảng xước của ngọn bút trên mặt giấy, độ biến hóa rõ ràng. Dùng loại bút này dễ tạo khí thế hào sảng, tinh thần kiêu bạt. Loại bút này được chế thành từ các loại lông thỏ, lông sói, lông râu chuột, lông hươu, lông ngựa, lông lợn, lông chồn đen, lông sơn dương.v.v..

Bút tiểu khải thất tử tam dương

Bút lông kiêm hào được làm từ lông dê và lông ngựa

– Kiêm hào bút là kết hợp loại lông cứng và lông mềm để tạo ra được một loại bút có tính năng dung hòa gọi là kiêm hào bút còn gọi là nhị hào bút. Loại bút này vừa nhu vừa cương, tính năng tương hỗ nên rất tiện sử dụng.

Ngoài ra có thể phân chia bút lông dựa trên những tiêu chí khác:

– Căn cứ vào kích thước của lông bút có thể chia bút lông thành: Bút tiểu khải, trung khải, đại khải. Theo đó, cỡ chữ tiểu khải từ 1-3cm; cỡ chữ trung khải từ 4-6cm; cỡ chữ đại khải từ 6-9cm. Các loại bút cỡ lông lớn hơn gồm có: Bính bút, liên bút, đẩu bút, thực bút.v.v..

– Dựa vào mục đích sử dụng của người viết có thể phân loại thành hai loại: Bút viết chữ và bút vẽ tranh.

– Dựa vào độ dài của lông bút có thể phân loại thành: Trường phong (lông dài), trung phong (lông cỡ trung bình), đoản phong (lông ngắn).

4. Cấu tạo bút lông

Một chiếc bút lông chia làm 03 bộ phận chính là đỉnh bút 笔顶, quản bút笔管, đẩu bút笔斗, đầu bút 笔头.

Tứ đức của bút là tiêm, tề, viên, kiện

Tên bút là Âu Dương Tuân Chính Thư Đại Khải , tức bút dùng để viết chữ thể chữ khải thư của thư pháp gia Âu Dương Tuân, cỡ chữ đại khải. Tên thương hiệu sản xuất là hãng Chu Hổ Thần ở Thượng Hải, Trung Quốc.

– Đỉnh bút gồm có phân dây treo bút và mũ gắn vào đầu cán bút. Một số loại bút bị lược bỏ phần mũ bút xâu trực tiếp dây bút qua cán bút.

– Phần quản bút thường được làm bằng trúc, gỗ, ngà voi, sừng, ngọc, thủy tinh, sứ, kim loại.v.v… Độ dài cán bút khoảng 18-23cm. Phần trên cùng của cán bút dán tem của hãng bút. Trên tem có thông tin về logo, tên nhãn hiệu, xưởng sản xuất. Tiếp theo phía dưới khắc tên bút (chất liệu lông, công dụng bút). Phía dưới tên bút là cỡ bút (nếu bộ bút có nhiều cỡ), đối với bộ bút có 3 cỡ sẽ khắc chữ 小号 (cỡ tiểu) , 中号 (cỡ trung), 大号 (cỡ đại). Nếu bộ bút có nhiều cỡ thì mỗi chiếc bút được khắc số theo thứ tự từ bé đến lớn như: cỡ 1 (一号), cỡ 2 (二号), cỡ 3 (三号), cỡ 4 (四号), cỡ 5 (五号) .v.v.. Dưới cùng quản bút sẽ khắc địa danh nơi sản xuất bút hoặc thương hiệu truyền thống.

– Đẩu bút là phần nối giữa cán bút và lông bút. Một đầu của đẩu bút gắn với cán bút và một phần chụp lấy lông bút.

– Đầu bút là toàn bộ phần lông bút.

Các kiểm tra quản bút có thẳng không

Bút thất tử tam dương (tức 7 phần lông thỏ, 3 phần lông dê)

Khi lựa chọn bút phù hợp để viết chữ cần đặc biệt quan tâm đến kích cỡ, hình dáng và chất liệu của lông bút. Các thông số chủ yếu của lông bút là độ xuất phong (chiều dài lông bút), khẩu kính (đường kính cổ bó bút, hay đường kính lớn nhất của lông bút). Trong thư pháp Hán, nếu bạn viết chữ tiểu khải (cỡ chữ 1-3cm) thì khẩu kính của bút từ 0.3-0.5 cm là phù hợp, tương tự viết trung khải (cỡ chữ từ 4-6cm) chọn cỡ bút từ 0.5-0.8cm; viết đại khải (7-9cm) chọn cỡ bút từ 0.9-1.2cm). Viết hoành phi, câu đối, biển ngạch cần dùng loại bút cỡ lớn hơn. Trong thư pháp Việt người viết có thể vận dụng đến gần hết phần lông bút. Một chiếc bút cỡ nhỏ có thể viết được chữ có kích cỡ khá lớn. Do đó, không có tiêu chuẩn chung cho chọn kích cỡ bút lông bút viết thư pháp Việt. Người học lựa chọn bút theo phong cách chữ và thói quen dụng bút. Như đã nêu trên, mỗi cỡ bút phù hợp để viết kích cỡ chữ khác nhau, tuy nhiên đối với những cây bút hồi phong tốt, người viết lại điêu luyện có khả năng dùng một cây bút để viết đại tự hay tiểu tự mà không gặp nhiều trở ngại.

5. Cấu tạo đầu bút (lông bút)

Phần lông bút hoàn toàn làm thủ công, các bộ phận của lông bút có nhiều cách gọi khác nhau. Lông bút được cấu tạo về cơ bản có 3 lớp.

– Lớp 1 一锋(hay còn gọi là đầu phong 头锋) là những chiếc lông cốt nằm ở giữa, lông cốt (lông trụ) thường có tính cương kiện để tạo ra sự khỏe khoắn của chiếc bút. Những chiếc lông này cần được tuyển chọn kỹ càng, đầu lông phải thực sự nhọn để tạo ra yếu tố tiêm (nhọn) cho bút.

– Lớp 2 (nhị phong 二锋) bao phủ ngoài lớp thứ 1 nhưng ngắn hơn một chút. Số lượng lông lớp lông này phải dựa theo tỷ lệ nhất định. Độ ngắn dài của lông phía trong và ngoài của lớp lông này cũng khác nhau. Lớp lông thứ 2 ngậm mực nhiều nhất để cung cấp mực cho lớp lông 1 trong quá trình viết, vẽ.

– Lớp 3 (tam phong三锋hay còn gọi là sấn phong 襯锋) bao phủ ngoài lớp 2 nhưng ngắn hơn lớp 2 một chút.

Về cơ bản sẽ có 3 lớp lông như trên, nhưng thực tế trong mỗi lớp lông lại gồm nhiều tầng lông ngắn dài khác nhau. Một chiếc bút có ít nhất là 10 tầng lông, các lớp lông được sắp xếp chồng lên nhau, dùng lược trải đi trải lại nhiều lần cho đến khi không nhìn thấy rõ ràng sự ngắn dài giữa các tầng lông liền kề. Đối với bút kiêm hào, việc chế tạo càng phức tạp và tỉ mỉ hơn vì cần có sự pha trộn các loại lông có tính mềm, tính cứng với nhau. Nếu pha quá nhiều lông cứng sẽ dẫn đến thiếu sự tròn trịa, nếu lông mềm quá nhiều thì lông bút yếu ớt, thiếu sự đàn hồi.

6. Cách chọn bút lông

Bút có bốn cái “đức” (四德 – Tứ đức) đó là: Tiêm, Tề, Viên, Kiện (尖、齊、圓、健):

Rửa bút sạch sẽ sau mỗi lần sử dụngTứ đức của bút lông: Tiêm, tề, viên, kiện

– Tiêm: Khi lông bút chụm lại, ngòi bút phải nhọn . Bút có nhọn thì viết chữ mới dễ ra góc cạnh , biểu lộ được thần thái. Các tác giả thư pháp thường khiêm tốn mà xưng là “phốc bút” (禿筆 – bút tù) nhưng loại bút tù không có ngòi nhọn khó biểu hiện được tinh thần của thư pháp. Khi mua bút mới, ngòi lông thường có keo nên tụ lại, rất dễ phân biệt . Khi kiểm tra bút cũ, trước hết nhúng ướt ngòi bút, ngòi bút sẽ tụ lại, có thể phân biệt bút tù hay nhọn .

– Tề: Khi bóp đầu bút bằng ra, các đầu lông trải đều ra. Bút được gọi là “tề” nếu đầu các sợi lông bằng nhau , không thò thụt , khi vận bút sẽ đạt được cảnh giới ” Mọi sợi lông đều có lực ” (萬毫齊力 – Vạn hào tề lực) . Tuy nhiên muốn kiểm tra điều này phải làm bút mất lớp keo đi, vì vậy khi mua không làm được .

– Viên: Chỉ việc ngòi bút tròn đều, lông bút dầy dặn . Lông bút dầy tức là khi viết sẽ có lực , nếu không chữ sẽ gầy guộc, thiếu sinh lực . Bút “viên” khi vận sẽ được như ý . Khi chọn mua bút, ngòi bút có keo, quan sát kỹ sẽ biết có tròn đều hay không .

– Kiện: Là sự đàn hồi của ngòi bút; thử ấn ngòi bút rồi nhấc bút lên, ngòi trở về trạng thái cũ. Cây bút có sự đàn hồi, lúc vận bút sẽ được như ý, thông thường, lông thỏ, lông sói đàn hồi hơn lông dê, khi viết chữ sẽ có khí thế. Về vấn đề này, sau khi rửa sạch lớp keo, nhúng ẩm bút rồi ấn thử sẽ biết bút có “kiện” hay không

Treo bút sau khi rửa sạch

Dùng tay kiểm tra độ thẳng của quản bút

Ngoài các yếu tố nếu trên về lông bút, bạn nên để ý tới quản bút. Quản bút nhất định phải thẳng (trừ bút cỡ lớn cán ngắn thiết kế phá cách). Để kiểm tra độ thẳng của quản bút rất đơn giản, bạn đặt chiếc bút lên bàn, mặt kính phẳng sau đó dùng lòng bàn tay năn tròn, qua âm thanh phát ra và cảm nhận của tay, mắt bạn sẽ nhận biết được quản bút có thẳng hay không.

7. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản bút

Một chiếc bút lông tốt cần được bảo quản kỹ càng. Lông bút là lông tự nhiên nên dễ bị hư hỏng nếu không bảo quản đúng cách. Một số tình trạng thường gặp phải là: Rụng lông, phần đầu bút cong vênh không tiệm nhọn như lúc mới, lông bút sơ cứng, lông bị chỉa ra phía ngoài, bị mối mọt, cùn, phần lông bút phía ngoài bị đứt gãy khiến hình dáng đầu bút không còn tròn đầy như lúc đầu.v.v..

Ngũ chỉ chấp bút

Ngâm bút lông mới vào nước để rửa

Chiếc bút mới có phần đầu bút cứng do được nhà sản xuất gắn keo thực vật. Việc gắn keo là cần thiết để bảo quản bút trong quá trình vận chuyển bút đến tay người dùng. Ở lần sử dụng đầu tiên, bạn lấy bút ngâm vào nước trắng khoảng 10-15 phút để tan keo. Vào mùa đông, bạn hòa thêm một chút nước ấm (nhiệt độ khoảng 30-35 độ C là phù hợp) để lớp keo dễ tan hơn. Sau đó, bạn dùng tay bóp nhẹ lông bút và rũ nhẹ trong nước. Nếu bạn thấy có một vài chiếc lông bị tuột ra thì bạn cũng đừng lo ngại vì đó là những chiếc lông bị sót lại trong quá trình sản xuất.

Sau mỗi lần sử dụng bút xong bạn phải rửa bút đặc biệt sạch sẽ. Trong mực có keo, nếu không rửa bút ngay thì các sợi lông sẽ bị kết dính với nhau. Như vậy sẽ dễ làm hỏng lông bút, ở lần sử dụng tiếp theo cũng mất nhiều thời gian để rửa, rã đông. Lâu ngày cặn mực sẽ (tấn) công lên phần đầu cổ bó bút khiến phần bó bút không còn chắc chắn dễ gây tuột, rụng lông. Việc rửa bút cần thực hiện nhẹ nhàng, phải rửa sạch đến mức không còn nhìn thấy nước chảy ra từ lông bút bị đen nữa. Một số người có thói quen treo bút trước vòi nước khoảng 15-20 phút và vặn nước chảy nhẹ cho sạch mực, hoặc một số bạn rửa bút qua ngày hôm trước rồi đến ngày hôm sau rửa lại cho sạch. Những cách làm trên đều rất hay, tuy nhiên cần lưu ý đừng ngâm bút trong nước quá lâu.

Các tư thế cầm bút

Hãy rửa bút sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng xong

– Trước mỗi lần sử dụng tiếp theo bạn nên làm rửa qua bút bằng nước lã. Tại sao lại cần rửa bút trước khi sử dụng? Ở lần sử dụng + rửa bút trước đó, khi bạn treo phơi khô bút thì lượng mực còn sót lại trong đầu bút sẽ dồn xuống ngọn bút khiến các sợi lông dính lại với nhau. Ở lần sử dụng này, nếu bạn không rửa bút mà lấy mực ngay để viết sẽ dễ bị gãy lông bút, đồng thời mất nhiều thời gian để làm tan lượng mực đọng ở ngọn bút nêu trên. Sau khi rửa bút thì bạn không nên lấy mực để viết ngay vì lúc này trong bút đang có nước sẽ rất dễ bị nhòe, loang mực. Vì vậy, rửa bút xong bạn lấy tay vuốt nhẹ lông bút trở lại trạng thái ban đầu và treo lên 1 lúc cho ráo nước rồi sau đó mới sử dụng. Nếu cần sử dụng ngay thì bạn có thể lấy giấy ăn để thấm bớt nước trong bút rồi sử dụng, ở lần lấy mực đầu tiên cần lấy mực kỹ 1 chút để đầu bút nhuận mực. Lúc này bạn sẽ thấy lông bút rất mượt và thuôn, lông bút nhuộn mực đều nên có độ óng.

Bút sau khi rửa cần treo theo chiều thẳng đứng ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh nơi có độ ẩm không khí cao. Bút không nên để trong mành bảo quản bút quá lâu vì sẽ dễ bị mối mọt. Nếu bạn không sử dụng bút trong thời gian dài thì cũng cần treo bút ở nơi thoáng mát và dăm bữa nửa tháng đem rửa qua để tạo độ ẩm cho lông bút.

Cách cầm bút kê tay (chẩm uyển)

Treo bút, phơi ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp sau khi rửa

Trong quá trình sử dụng bút không tránh khỏi có những sợi lông yếu bị rụng hoặc chỉa ra ngoài. Tuyệt đối không nên dùng tay dựt đứt, làm vậy sẽ khiến kéo tuột cả những chiếc lông khác, đồng thời làm lỏng cổ bó bút. Một khi cổ bó bút đã tuột thì coi như chiếc bút đã bị hỏng.

8. Cách cầm bút

Đây nói về cách cầm bút (chấp bút pháp 執筆法). Ngũ chỉ chấp bút pháp 五指執筆法 hay ngũ tự chấp bút pháp 五字執筆法 là do Lục Hy Thanh 陸希聲 đời Đường sáng tạo. Năm ngón của bàn tay có tên: (1) Mẫu chỉ 拇指 (ngón cái), (2) thực chỉ 食指 (ngón trỏ), (3) trung chỉ 中指 (ngón giữa), (4) vô danh chỉ 無名之 (ngón áp út), (5) tiểu chỉ 小指 (ngón út). Năm ngón ứng với năm chữ (ngũ tự 五字):

Huyền uyển cổ tay treo lơ lửng

Các hướng khác nhau của ngũ chỉ chấp bút

Video có đề cập đến vấn đề cách cầm bút lông và ngũ chỉ chấp bút

* Yếm 厭: tác dụng của ngón cái ép vào quản bút.

* Áp 壓: tác dụng của ngón trỏ ép vào quản bút, đối ứng với ngón cái.

* Câu 鉤: tác dụng của ngón trỏ tựa vào quản bút, dùng móc phần quản bút có búp lông hướng vào lòng bàn tay.

* Cách 格: tác dụng của ngón áp út, móng tay ngón này áp vào quản bút, đẩy phần quản bút này ra ngoài.

* Để 抵: tác dụng của ngón út, ép sát vào ngón áp út để trợ lực cho ngón áp út.

Tuỳ theo thư thể hoặc chữ cực lớn (đại tự 大字) hoặc cây bút thật lớn (đại bút 大筆) mà cách cầm bút cũng khác nhau. Cách cầm bút tạo ra nhiều hiệu quả khác nhau, giống như cách cầm mao bút vẽ tranh. Tuy nhiên, mới học thư pháp thì phải áp dụng ngũ chỉ chấp bút pháp.

Các tư thế cầm bút

Hình 1 trên đây theo đúng Ngũ chỉ chấp bút pháp của Lục Hy Thanh. Các hình 2, 3, và 4 là biến thể. Viết tiểu khải 小楷 (chữ khải nhỏ) thì vị trí của ngón cái và ngón trỏ ở khoảng 1/3 quản bút về phía ngọn. Viết trung khải 中楷 (chữ khải vừa) hay đại khải 大楷 (chữ khải lớn) thì vị trí của chúng ở giữa quản bút.

Khi chấp bút ta phải nhớ khẩu quyết “chỉ thực, chưởng hư” 指實掌虛, nghĩa là đầu ngón tay áp vào bút, còn lòng bàn tay thì trống rỗng. Nhìn nghiêng, ngón cái và ngón trỏ tạo thành mắt phượng (phượng nhãn 鳳眼).

Bút lông luyện cầm bút đúng tư thế (tham khảo tại đây)

9. Cầm bút nên cao hay nên thấp ?

Thư gia đời Đường Ngu Thế Nam có viết “Thân bút không hơn 6 thốn (tấc tàu dài 0,33 dm), cầm bút không quá 3 thốn, viết chữ Chân thì một thôn, chữ Hành thì hai thốn, chữ Thảo thì 3 thốn” đó là một kiểu nói mang tính ước lệ, có thể hiểu rằng khi muốn viết chữ thảo thì cầm bút giữa thân (cán bút) trở lên để phát huy tính linh hoạt, nhanh nhẹn, viết chữ Hành thì hạ xuống một chút, viết chữ Chân thì phải thấp hơn nữa để nét chữ được nghiêm cẩn đều đặn.

Chẩm uyển pháp (gối cổ tay khi viết)

Huyền uyển pháp (cổ tay lơ lửng, khuỷu tay thì chạm mặt bàn)

Khi viết chữ nhỏ như chép kinh, chép sách, viết thư nên tì cánh tay lên cạnh bàn theo thế huyền uyển do trong trường hợp này chỉ cần sử dụng cổ tay, cũng có thể đặt cổ tay cầm bút lên mu bàn tay trái hoặc một vật gác tay bằng thanh gổ chẳng hạn, hình thức này gọi là chẩm uyển.

Thư pháp Dụng Phẩm

Tài liệu tham khảo:

– Sách Thư Pháp Chữ Hán – Lý thuyết và thực hành, tác giả Phạm Hoàng Quân, NXB: Mũi Cà Mau.

– Bài viết “viết chữ Hán bằng bút lông. Mao bút thư pháp” của tác giả Lê Anh Minh, đăng trên website: http://vietsciences.free.fr

– Bài viết “Sơ lược về Bút lông” của tác giả Nam Long, Nguyễn Quang Duy đăng trên http://home.thuhoavn.com

Mã: TPDP1